Nghe nói ngành khách sạn và nhà nghỉ đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Với nhân lực người nước ngoài thì có nhiều tư cách cư trú như “kỹ sư”, “Kỹ năng đặc định” “intership”, và chúng tôi có thể giới thiệu loại hình cư trú tùy thuộc vào nội dung công việc. Thêm vào đó, đối với kỹ sư “nếu nội dung học và nội dung công việc có liên quan đến nhau” thì những người học ngành “tiếng Nhật” “ngôn ngữ'' và “khách sạn/du lịch” ở trường đại học các nước khác, cũng có rất nhiều người mong muốn được làm việc trong khách sạn ở Nhật Bản. Ngoài ra, sinh viên đại học từ Việt Nam và Indonesia có thể sử dụng tư cách lưu trú "hoạt động cụ thể" của mình để tích lũy kinh nghiệm làm việc tại các khách sạn Nhật Bản thông qua chương trình " intership" . Nhiều khách sạn ở Nhật Bản chấp nhận intership nhằm tìm kiếm nhân viên tương lai.
1. Về nguyên tắc, công việc tương đương với công việc của kỹ sư.
Chương trình intership cũng giống với “kỹ sư” “nội dung học và nội dung công việc phải liên quan đến nhau”. Cho dù doanh nghiệp có cho phép làm việc (trải nghiệm công việc) liên quan đến nội dung học tập, nhưng nếu công việc làm trong chương trình intership là công việc đơn giản, thì tư cách cư trú cũng sẽ không được công nhận. Là doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên, thì đây cũng sẽ là nơi sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc và làm việc sau khi tốt nghiệp đại học. Mặc dù có thể chấp nhận thực tập sinh ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng việc giao tiếp với những sinh viên chưa học tiếng Nhật có thể sẽ gặp khó khăn. Về mặt này, sinh viên tham gia các khóa học tiếng Nhật có thể đến Nhật Bản để thực tập tại các công ty có yêu cầu “dịch thuật” và “phiên dịch”, và cũng được sinh viên ưa chuộng.
2. Khoa tiếng Nhật cũng là sinh viên có trình độ N3 trở lên.
Đặc biệt, sinh viên khoa tiếng Nhật đã đạt được trình độ tiếng Nhật nhất định, nhiều bạn đã đạt trình độ tiếng Nhật N3 hoặc N2. Ngoài ra, vì là sinh viên đại học nên nhiều bạn chủ động trong mọi việc mình làm nên không cần sự hỗ trợ nhiều từ các công ty tiếp nhận so với “thực tập sinh ” hay “kỹ năng đặc định”. Đến Nhật vì thích Nhật Bản nên ngay cả vào những ngày nghỉ các bạn cũng chủ động đi ra ngoài bằng tàu và xe buýt. Công ty chúng tôi khuyến khích các bạn intership tham gia Bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật và Bài kiểm tra đánh giá kỹ năng cụ thể, đồng thời hỗ trợ về các mặt như du lịch, v.v.
3. Điểm khác với “thực tập sinh”
Mặc dù "thực tập sinh" được định nghĩa là "đào tạo" chứ không phải "người lao động" (mặc dù hệ thống có thể được sửa đổi trong tương lai), nhưng thực tế vẫn mang tính chất mạnh mẽ là "đi làm ăn xa", nên họ sẽ bất mãn khi lương thấp và giờ làm thêm (tăng ca, làm việc vào ngày nghỉ) ít đi. Tuy nhiên, với ''intership'' sinh viên đến Nhật Bản như một phần của việc học sau khi ký thỏa thuận với trường đại học là ''trải nghiệm công việc'' nên bản thân sinh viên không có mục đích chính là kiếm tiền. Tuy nhiên, miễn là không có sự khác biệt với các điều khoản và điều kiện được đưa ra (trả lương theo hợp đồng lao động) tại thời điểm tiếp nhận thì sẽ không có sự bất mãn hay rắc rối nào.
4. Dài nhất là 1 năm
Chương trình intership có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm, nhưng chủ yếu thời gian tiếp nhận intership là một năm. Tuy vẫn lấy được tín chỉ như một phần của các lớp học đại học, nhưng việc tốt nghiệp có thể bị trì hoãn do thời gian bạn đến Nhật Bản để thực tập.
5. Chi phí do công ty tiếp nhận chi trả
Tuy là “intership” nhưng cũng giống như “nhân viên hợp đồng 1 năm” và cần hợp đồng lao động 12 tháng x lương tháng. Ngoài ra, sẽ có chi phí đăng ký tư cách lưu trú, chi phí đi lại và chi phí cho các công ty điều phối. Có vẻ như sinh viên cũng phải trả một phần lương cho công ty điều phối.